Hỗ trợ trực tuyến
TONMAT - ba năm liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng FAST 500
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Niềm Tin Việt lại một lần nữa vinh dự nằm trong TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.



Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp công ty đứng trong bảng xếp hạng FAST 500. Xin đăng toàn bộ bài viết từ website http://www.vnr500.com.vn/ như sau:

Ngày 11 tháng 3 năm 2013, Vietnam Report và báo VietNamNet chính thức công bố Bảng xếp hạng FAST 500 năm 2012- TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam.

Bảng xếp hạng FAST 500 (www.fast500.vn) nhằm tìm kiếm và tôn vinh những doanh nghiệp có hiệu quả và tăng trưởng nhanh nhất - được ví như những ngôi sao đang lên của nền kinh tế Việt Nam. Bảng xếp hạng FAST 500 được xây dựng dựa trên các nguyên tắc khoa học, độc lập và tuân theo chuẩn mực quốc tế (có tham khảo các mô hình xếp hạng của Inc500, Fortune500 và Deloitte500). Đây là năm thứ ba liên tiếp, Bảng xếp hạng FAST500 được nghiên cứu và công bố tại Việt Nam.

Qua Bảng xếp hạng FAST500 năm nay và các hoạt động của Câu lạc bộ FAST500 trong 3 năm qua, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kết quả ban đầu như sau:

Thứ nhất, Bảng xếp hạng FAST500 được công bố theo hai Danh sách chính như sau:

Danh sách 1: Bảng xếp hạng FAST500 - TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Thứ hạng TOP 10 của BXH 1:

STT

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

CÔNG TY CP NĂNG LƯỢNG HÒA PHÁT

HOA PHAT ENERGY JOINT STOCK COMPANY

2

CÔNG TY CP XNK CÀ PHÊ INTIMEX NHA TRANG

INTIMEX NHATRANG JSC

3

CÔNG TY TNHH THANH THÀNH ĐẠT

THANH THANH DAT COMPANY LIMITED

4

CÔNG TY CP CỬA SỔ NHỰA CHÂU ÂU

EURO WINDOW JOINT STOCK COMPANY

5

CÔNG TY TNHH HẢI SẢN THANH THẾ

 

6

CÔNG TY TNHH MTV CAO SU BÌNH THUẬN

BINHTHUAN RUBBER CO., LTD

7

CÔNG TY CP KHO VẬN PETEC

PETEC LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY

8

CÔNG TY LIÊN DOANH TNHH KFC VIỆT NAM

KFC VIETNAM JOINT VENTURE COMPANY

9

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM ECO

ECO PHARMA J.S.C

10

CÔNG TY CP VIMECO

VIMECO JSC

Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10 của BXH 1: 263%

Danh sách 2: Bảng xếp hạng FAST500 - TOP 500 doanh nghiệp SME tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Thứ hạng TOP 10 của BXH 2:

STT

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

1

CÔNG TY CP LÂM SẢN PISICO QUẢNG NAM

PISICO QUANG NAM, FOREST PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY

2

CÔNG TY CP VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ SJC CẦN THƠ

CAN THO SJC JEWELRY JOINT STOCK COMPANY

3

CÔNG TY CP SỢI PHÚ NAM

PHU NAM TEXTILE JOINT STOCK COMPANY

4

CÔNG TY CP VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ BẾN THÀNH

BEN THANH JEWELRY JOINT STOCK COMPANY

5

CÔNG TY CP MAY CHIẾN THẮNG

CHIEN THANG GARMENT JOINT STOCK COMPANY

6

CÔNG TY TNHH DU LỊCH TRẦN VIỆT

TRANSVIET TRAVEL CO., LTD

7

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & CÔNG NGHỆ TIN HỌC SỐ 1

ONE COMMUNICATION TECHNOLOGY CORPORATION

8

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG ADT

ADT COMMUNICATION LTD

9

CÔNG TY CP KẾT NỐI NHÂN TÀI

TALENTNET CORPORATION

10

CÔNG TY TNHH THIẾT LẬP

 

THIET LAP CO., LTD


Tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân Top 10 của BXH 2: 145%

Thông tin chi tiết và danh sách toàn bộ 500 doanh nghiệp lọt vào mỗi Bảng xếp hạng FAST500 được đăng tại website: www.fast500.vn

Thứ hai, các doanh nghiệp FAST500, thông qua các hoạt động đa dạng và đẳng cấp của Câu lạc bộ FAST500 trong 3 năm qua, đã tạo dựng được danh tiếng và thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế. Số lượng giao thương và hợp tác giữa các doanh nghiệp thành viên Câu lạc bộ FAST 500 ngày càng tăng. Câu lạc bộ FAST 500 đã có sự đồng hành và trợ giúp quý báu của nhiều doanh nghiệp, giáo sư, học giả, nhà chính trị danh tiếng trên thế giới. Đặc biệt, Câu lạc bộ FAST500 có sự vinh hạnh lớn khi nhận được cam kết đồng hành và trợ giúp của Giáo sư Michael Dukakis, cựu ứng cử viên Tổng thống Mỹ, với cương vị Thống đốc Bang Massachusetts trong 2 nhiệm kỳ đã mở đầu cho "Điều kỳ diệu của Massachusetts" khi Bang này trải qua giai đoạn phát triển đỉnh cao của ngành công nghệ và dịch vụ tài chính và Giáo sư John Quelch, hiệu phó Trường Đại học kinh doanh Harvard, người được mệnh danh là "thầy phù thủy thương hiệu toàn cầu". Được biết, trong năm 2013, các doanh nghiệp FAST500 sẽ được vinh dự mời tham gia hội nghị cấp cao hàng năm của Diễn đàn danh tiếng Boston Global Forum.


Lễ công bố FAST500 - 2011 tại TP. Hồ Chí Minh

Trong Lễ Công bố chính thức FAST500 năm nay sẽ diễn ra vào ngày 09 tháng 4 sắp tới tại Nhà hát lớn, Hà Nội, các doanh nghiệp FAST 500 sẽ được vinh dự đón chào sự hiện diện của Giáo sư Michael Dukakis, cùng với các nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ, với bài thuyết giảng quan trọng dành riêng cho cộng đồng doanh nhân FAST500.

Thứ ba, theo số liệu của cơ quan hữu quan và các điều tra doanh nghiệp của Vietnam Report, tính từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO từ cuối năm 2006 tới nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã tăng gấp khoảng 3 lần (theo Tổng cục Thống kê, tính đến 1-1-2012 nước ta có gần 342.000 doanh nghiệp đang tồn tại, tăng 216.500 doanh nghiệp và gấp 2,7 lần so với năm 2007, trong đó có 313.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Khối doanh nghiệp đã thu hút 10,9 triệu lao động, trong đó có 10,77 triệu lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 65% so với năm 2007).

Đặc biệt, sau hơn 5 năm Việt Nam gia nhập WTO, căn cứ theo số liệu của điều tra FAST500, đã có khoảng 2700 doanh nghiệp Việt Nam với quy mô trên 30 lao động đã thành công trong việc gia tăng quy mô doanh nghiệp lớn hơn gấp hai lần (tính theo doanh thu). Tuy nhiên, trong số các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh đó, chỉ có khoảng 700 doanh nghiệp Việt Nam có mức gia tăng lợi nhuận tương ứng trong cùng giai đoạn. Như vậy, trong quá trình sau khi Việt Nam gia nhập WTO, lực lượng doanh nghiệp Việt Nam đã tăng trưởng khá mạnh về quy mô, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa tăng trưởng tương xứng.

Thứ tư, doanh nghiệp FAST 500 Việt Nam năm nay có tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2008-2011 trung bình là 62,2%, cao hơn so với con số 57% của doanh nghiệp FAST 500 năm trước. Trong đó Top 5 doanh nghiệp đứng đầu bảng có tốc độ tăng trưởng hơn 374% trong giai đoạn 2008-2011. Có thể nói, giai đoạn 5 năm gần đây vẫn là giai đoạn tăng trưởng về quy mô khá tốt của khu vực doanh nghiệp Việt Nam bất chấp những xáo trộn của nền kinh tế thế giới trong khủng hoảng tài chính và kinh tế.

Xét về địa phương, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục chốt vị trí thứ nhất và thứ hai trong Bảng xếp hạng với tuy nhiên tỷ lệ này giảm nhẹ so với năm ngoái chỉ còn 25% và 23% so với 29% và 24%. Đáng chú ý, các doanh nghiệp thuộc top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất có địa bàn ở nhiều tỉnh, thành cả nước như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An, Hải Dương, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hòa, Cần Thơ. Doanh nghiệp tại các tỉnh này tăng trưởng bình quân trên 80% trong 4 năm 2008-2011, trong khi doanh nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ tăng trưởng trên dưới 60% trong cùng thời gian. Như vậy, các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất trong FAST 500 - những kỳ vọng tương lai của nền kinh tế Việt Nam - không tập trung quá mức ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Thứ năm, xét về ngành nghề, ngành bất động sản tiếp tục chiếm số đông doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất so với bảng xếp hạng FAST500 2011, và tiếp theo là ngành theo sau là Nông lâm nghiệp. Điều này phù hợp với thực tế về sự nở rộ của các doanh nghiệp bất động sản và sự tăng trưởng quá nóng của ngành này trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, xét về tốc độ tăng trưởng bình quân, ngành cơ khí lại là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất tương đương 86%, trong đó doanh nghiệp đứng đầu tăng trưởng tương đương 231,5% trong giai đoạn 2008-2011, cao hơn so với con số của các doanh nghiệp thuộc ngành này trong Bảng xếp hạng FAST500 2011 (44% và 70%). Theo sau ngành cơ khí là ngành Viễn thông với tốc độ tăng trưởng toàn ngành 72,7% và doanh nghiệp đứng đầu tăng trưởng 281%. Như vậy, về cơ cấu ngành nghề, một số ngành thiết yếu như nông nghiệp, cơ khí, viễn thông đã chiếm vị thế ngày càng quan trọng trong FAST500.

Thứ sáu, trong khuôn khổ các hoạt động nghiên cứu phục vụ việc Bảng Xếp hạng FAST500, Vietnam Report đã thực hiện các khảo sát của trong cộng đồng doanh nghiệp lớn. Kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy một kết quả bất ngờ, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2011, số doanh nghiệp lạc quan đã vượt qua số doanh nghiệp bi quan. Hơn 62% số DN được hỏi hi vọng doanh thu của họ sẽ gia tăng trong năm 2013 so với năm 2012, trong khi chỉ có chưa đến 15% số DN e ngại khả năng doanh thu sẽ giảm sút trong năm 2013. Tương tự, trên một nửa số doanh nghiệp trả lời khảo sát dự định sẽ tuyển dụng thêm lao động trong năm 2013.

Nguyên nhân chủ yếu của bước ngoặt về tâm lý này là do sự ổn định tương đối của kinh tế vĩ mô trong năm 2012 (về lạm phát, tỷ giá và lãi suất). Cho dù tăng trưởng kinh tế và nhu cầu tiếp tục rất thấp, môi trường chính sách và môi trường kinh doanh dường như có tính khả đoán cao hơn. Đồng thời, nhiều doanh nghiệp lớn Việt Nam, trải qua quá nhiều khó khăn và khủng hoảng trong hai năm vừa qua, đã có phương án dự phòng cho tình hình kinh tế có thể còn khó khăn hơn trong các năm sắp tới.

Điều này càng cho thấy Chính phủ cần kiên quyết tiếp tục điều hành theo hướng ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, tăng cường tái cấu trúc nền kinh tế và nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Những sự điều hành nóng vội theo hướng "giải cứu" thị trường này, thị trường kia, hoặc tăng đầu tư công bằng nguồn vốn vay để kích cầu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, với rủi ro kèm theo là bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát gia tăng, sẽ là liều thuốc đắng đối với niềm tin mới được nhen nhóm của cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ bẩy, trong năm thứ ba công bố Bảng xếp hạng này, Ban tổ chức đã nhận được sự hợp tác tích cực từ các doanh nghiệp trong việc hợp tác công bố thông tin và kiểm chứng dữ liệu điều tra. Đã có hơn 3.000 hồ sơ, tài liệu cũng như các báo cáo tài chính được doanh nghiệp được chủ động gửi về cho Ban tổ chức dùng làm tài liệu tham khảo khi xếp hạng.

Đây là tín hiệu tích cực quan trọng đánh dấu đồng hành của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Bảng xếp hạng FAST500 và cũng đồng thời thể hiện sự tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vào uy tín và sự khách quan của Bảng xếp hạng này.

Số liệu được cập nhật trong bốn năm 2008, 2009, 2010, 2011 và thứ hạng doanh nghiệp được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) của doanh thu trong giai đoạn 2008-2011. Các chỉ tiêu tổng tài sản, lợi nhuận, số lao động tại doanh nghiệp cũng được tính toán trong quá trình xếp hạng.

Để được xem xét xếp hạng vào BXH FAST500, tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2010 (CAGR) phải đạt tối thiểu 20%/năm. Bên cạnh Bảng xếp hạng TOP 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (Bảng 1), Vietnam Report cũng công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (Bảng 2)./.

Danh sách tin tức khác