Hỗ trợ trực tuyến
6 vấn đề cần quan tâm trong ngành vật liệu xây dựng hiện nay
Cơ chế thị trường vật liệu xây dựng với nhiều biến động và sức ép, vì thế, các doanh nghiệp trong ngành phải luôn tỉnh táo để không bị đào thải khỏi cuộc đua mang tên “cạnh tranh”. Muốn vậy, các nhà sản xuất phải nắm rõ những vấn đề cần quan tâm trong ngành vật liệu xây dựng (VLXD) hiện nay. Cùng TONMAT theo dõi qua bài viết sau.

Thứ nhất: Lượng cung luôn vượt cầu

nhung-van-de-can-quan-tam-trong-nganh-xay-dung
Lượng cung lớn hơn lượng cầu dẫn đến sức cạnh tranh tăng

Trên thực tế, tốc độ gia tăng của VLXD cao hơn tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành xây dựng. Tốc độ gia tăng này của VLXD đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu xuất khẩu và xây dựng trong nước. Bên cạnh đó, chất lượng, mẫu mã cũng ngày càng phong phú, đa dạng và được nâng cao hơn.

Đây là một lợi thế nhưng đôi khi cũng gây bất lợi do tình trạng cung vượt cầu vẫn xảy ra thường xuyên dẫn đến lượng tiêu thụ của một số loại vật liệu có xu hướng bị giảm sút.

Thứ hai: Không sử dụng hết công xuất sản xuất

Một số doanh nghiệp có tỷ lệ sử dụng công suất sản xuất thấp, không khai thác tối đa năng lực sản xuất. Cụ thể, công suất của kính chỉ đạt <50%, VLXD không nung <55%, gốm sứ <70% và xi măng <80%. Trong khi các doanh nghiệp này không dùng hết tối đa công suất, những doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời sau này lại gặp nhiều khó khăn về công nợ, vốn đầu tư,…

Thứ ba: Sự chênh lệch về trang thiết bị sản xuất

Sự chênh lệch về trang thiết bị công nghệ và quy mô giữa các doanh nghiệp sản xuất khá lớn cũng tác động ít nhiều đến chất lượng sản phẩm đầu ra của cùng một loại vật liệu xây dựng. Thực tế chỉ có một số ít doanh nghiệp được đầu tư trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, quy mô lớn, còn lại là những cơ sở nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, làm tiêu hao nhiều nguyên vật liệu và gây ô nhiễm môi trường.

Thứ tư: Chưa quan tâm đến môi trường

nhung-van-de-can-quan-tam-trong-nganh-xay-dung
Khai thác quá mức nhiên liệu sản xuất dẫn đến ô nhiễm, hủy hoại môi trường

Việc bảo vệ môi trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh làm tiêu hao nguồn nhiên liệu, nguyên liệu, quá trình đốt nung, sản xuất còn thải ra nhiều khí độc, nhất là CO2 gây ô nhiễm môi trường. Trong khi có thể sử dụng vật liệu không nung hoàn toàn để thay thế cho gạch đất nung nhưng lại làm rất chậm hoặc chưa làm được. Việc khai thác, đá cuội, sỏi, đất sét… không được quản lý chặt chẽ, dẫn tới tình trạng gây sạt lở đất tại một số vùng, đặc biệt là ở các bờ sông. 

Thứ năm: Chưa quy hoạch khu vực sản xuất

Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho quá trình sản xuất gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường nên cần phải quy hoạch chi tiết, cụ thể ở từng vùng và từng địa phương.

Thứ sáu: Bất động sản làm “đòn bẩy” cho ngành VLXD

Thị trường bất động sản “nóng sốt” trở lại nên sản xuất VLXD cũng không ngừng tăng lên. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho tất cả những lĩnh vực xây dựng, bất động sản, công nghiệp,… Song, cần quan tâm tới việc tái cơ cấu ngành này từ quy hoạch, hiệu quả, công nghệ đến sức cạnh tranh để không bị sản phẩm nhập khẩu chiếm lĩnh thị phần.

nhung-van-de-can-quan-tam-trong-nganh-xay-dung
Thị trường BĐS phục hồi và phát triển mạnh là điều kiện thuận lợi cho ngành vật liệu xây dựng

Nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập và giao thương toàn cầu, vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ chịu sức ép cạnh tranh trong nước mà còn bị tác động bởi những thương hiệu lớn trên thế giới.

Các thương hiệu, vật liệu xây dựng giả, kém chất lượng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, luôn trong tư thế sẵn sàng và có bước đi chắc chắn thì các doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường khắc nghiệt.

Thông tin được cập nhật từ VIETRUST JSC - Nhà sản xuất tấm lợp ba lớp cách nhiệt cách âm và tấm Panel 3 lớp bảo ôn hàng đầu Việt Nam – Chủ sở hữu duy nhất của thương hiệu TONMAT tại Việt Nam.

Danh sách tin tức khác